Tổng quan ngành Thủy sản Việt Nam
Việt Nam – Nơi ngành nuôi trồng thủy sản đang phát triển
Việt Nam là quốc gia có ưu đãi về mặt địa lý với các điều kiện lý tưởng cho ngành nuôi trồng thủy sản phát triển mạnh. Do đó, lĩnh vực này đang đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong nền kinh tế của đất nước. Việt Nam được đánh giá là quốc gia đứng thứ tư trong ngành sản xuất nuôi trồng thủy sản, đứng sau Trung Quốc, Indonesia và Ấn Độ. Năm 2017, Sản lượng nuôi trồng thủy sản của Việt Nam đạt được 3.84 triệu tấn, bao gồm 2.69 triệu tán cá và 723,800 tấn tôm. Nuôi trồng thủy sản chiếm hơn 53% tổng sản lượng thủy sản Việt Nam là 7.23 triệu tấn.
Sở hữu đường bờ biển dài 3,260 km và khu đặc quyền kinh tế với diện tích 1 triệu km vuông, Việt Nam là một đất nước đầy tiềm năng để phát triển ngành nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản. Đây là quốc gia sở hữu nhiều chủng loại thủy sản đa dạng được phân bố dựa trên sự khác biệt về đặc điểm địa lý và về khí hậu:
» Khu vực miền Trung tập trung vào nuôi thâm canh tôm sú và nuôi cá lồng trên biển và tôm hùm.
» Khu vực miền Nam sở hữu nhiều loại hình chăn nuôi đa dạng như nuôi ao, hàng rào, nuôi lồng cho cá da trơn và nhiều chủng loại khác như cá lóc, cá rô đồng, tôm càng xanh được nuôi thâm canh tích hợp với các chủng loại khác như mô hình chăn nuôi kết hợp cá – lúa, tôm lúa và mô hình nuôi trồng thủy sản kết hợp với rừng ngập mặn.
Việt Nam có sở hữu thế mạnh trong việc phát triển nuôi trồng thủy sản, tổng diện tích mặt nước trên 1.7 triệu hecta trong đó hơn 1 triệu hecta được dùng để nuôi trồng ngành thủy sản.