Tất tần tật về hệ thống lọc tuần hoàn trong nuôi trồng thủy sản
Hệ thống lọc tuần hoàn (RAS – Recirculating Aquaculture Systems) nổi bật như một trong những công nghệ nuôi trồng thủy sản tiên tiến bậc nhất hiện nay. Được ứng dụng rộng rãi tại các quốc gia như Na Uy, Hà Lan, Thái Lan, Trung Quốc,… RAS đã khẳng định hiệu quả vượt trội trong phục vụ sản xuất giống và nuôi thâm canh các loài thủy sản nước ngọt, lợ, mặn. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết về nguyên lý hoạt động, cấu tạo hệ thống, cùng những ưu điểm và lưu ý quan trọng khi áp dụng RAS trong nuôi trồng thủy sản.
Định nghĩa và nguyên lý hoạt động của hệ thống nuôi trồng thủy sản tuần hoàn RAS
Hệ thống lọc tuần hoàn RAS (Recirculating Aquaculture System) là một công nghệ nuôi trồng thủy sản hiện đại, sử dụng phương pháp tái sử dụng nước, tối ưu hóa môi trường sống và nâng cao hiệu quả sản xuất. Hệ thống này hoạt động dựa trên nguyên tắc lọc và xử lý nước thải từ các bể nuôi, sau đó đưa nước đã được xử lý trở lại bể, tạo thành một chu trình tuần hoàn kín.
Cụ thể, hệ thống RAS hoạt động theo các bước sau:
- Lắng và lọc cơ học: Nước thải từ bể nuôi được dẫn đến bể lắng, nơi các chất rắn lớn được loại bỏ bằng lắng tụ. Sau đó, nước tiếp tục chảy qua các vật liệu lọc như cát, sỏi, vải hoặc lưới để loại bỏ các hạt rắn nhỏ hơn.
- Lọc sinh học: Nước sau khi qua giai đoạn 1 được bơm vào bể lọc sinh học. Tại đây, nước tiếp xúc với giá thể có bề mặt lồi lõm, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn hiếu khí phát triển. Vi khuẩn này sẽ chuyển hóa amoniac (NH₃) và nitrit (NO₂⁻) thành nitrat (NO₃⁻), giảm thiểu độc tính của nước.
- Sục khí: Hệ thống sục khí liên tục cung cấp oxy cho quá trình phân hủy của vi khuẩn và loại bỏ khí CO₂ dư thừa trong bể lọc sinh học.
- Tái sử dụng nước: Nước đã được xử lý qua các bước trên sẽ được bơm trở lại bể nuôi, duy trì môi trường nước sạch và ổn định cho thủy sản phát triển.
Ưu điểm vượt trội của hệ thống lọc RAS
Công nghệ RAS trong nuôi trồng thủy sản giúp duy trì chất lượng nước, tăng cường sức khỏe thủy sản và tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên nước. Hệ thống lọc tuần hoàn có nhiều ưu điểm so với các phương pháp nuôi trồng thủy sản truyền thống, bao gồm:
- Tiết kiệm nước: Hệ thống có khả năng tái sử dụng đến 90% nước, giảm thiểu nhu cầu lấy nước từ môi trường tự nhiên, đặc biệt hữu ích trong các khu vực thiếu nước.
- Giảm ô nhiễm môi trường: Quá trình xử lý chất thải hiệu quả giúp giảm thiểu phát thải ra môi trường, đồng thời bảo vệ nguồn nước và hệ sinh thái.
- Kiểm soát chất lượng nước tốt hơn: Hệ thống giữ cho môi trường nuôi ổn định và kiểm soát chặt chẽ các chỉ số chất lượng nước như pH, amoniac, nitrit, nitrat, oxy hòa tan, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển khỏe mạnh của cá.
- Tăng năng suất và hiệu quả nuôi trồng: Thủy sản được nuôi trong môi trường nước sạch, ít dịch bệnh, với tỷ lệ sống sót cao và tốc độ tăng trưởng nhanh, dẫn đến năng suất và hiệu quả nuôi trồng cao hơn so với phương pháp truyền thống.
- Bền vững trong nuôi trồng thủy sản: Hệ thống lọc tuần hoàn đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển bền vững của ngành nuôi trồng thủy sản, góp phần bảo vệ môi trường và đáp ứng nhu cầu thực phẩm ngày càng tăng của xã hội.
Những lợi ích này chứng tỏ rằng công nghệ tái sử dụng nước không chỉ là một bước tiến quan trọng trong ngành nuôi trồng thủy sản mà còn đóng góp tích cực vào sự phát triển bền vững và bảo vệ môi trường toàn cầu.
Một số kết quả khả quan khi áp dụng RAS tại Việt Nam
Hệ thống RAS là một công nghệ mới đã được triển khai ở một số địa phương trong nước, với nhiều đối tượng nuôi và quy mô khác nhau, từ các loại thủy sản quan trọng (như cá tra, tôm) đến các loại có giá trị cao (như cá chình bông, cá chạch quế, trắm đen, cá tầm,…). Chẳng hạn, một nông hộ nuôi cá tầm ở Đà Lạt đã sử dụng công nghệ này để đạt được năng suất 70 kg/m3 (ước tính sau 1 năm sẽ thu hoạch được 15 tấn cá trong ao nuôi 300 m2); tại Trại Cá giống Trực (Gò Công, Tiền Giang), công nghệ RAS đã được áp dụng để nuôi lươn với quy mô bể nuôi 6 m2, dự kiến sẽ cho thu hoạch 300–500 kg/mỗi vụ nuôi.
Ở TP.HCM, Công ty TNHH Khoa học Nuôi trồng thủy sản và Môi trường SAEN (TP.HCM) đã ứng dụng công nghệ RAS để nuôi cá chạch quế, đạt năng suất 100 kg/m3 (tương đương 12 tấn/80m3/5 tháng); cá chình bông 3,2 tấn/80 m3/13 tháng; cá bống, cá trắm đen 100 kg/m3 và ương giống cá chạch lấu, tỷ lệ sống đạt 95%.
Hệ thống lọc tuần hoàn trong nuôi trồng thủy sản là một công nghệ tiên tiến, hiệu quả và bền vững, giúp tăng năng suất, chất lượng và an toàn của các sản phẩm thủy sản. Hệ thống này cũng góp phần bảo vệ môi trường, tiết kiệm nước và giảm rủi ro bệnh tật.
Hệ thống lọc tuần hoàn đã được nghiên cứu và ứng dụng ở nhiều nước trên thế giới và đang được phát triển ở Việt Nam.
Để áp dụng hệ thống lọc tuần hoàn một cách hiệu quả, cần có sự đầu tư về trang thiết bị, nhân lực, quản lý và kiểm soát chất lượng. Ngoài ra, cần có sự hợp tác và hỗ trợ giữa các cơ quan nhà nước, các tổ chức khoa học, các doanh nghiệp và các nông dân trong việc nâng cao nhận thức, kỹ năng và khả năng tiếp cận công nghệ.
Một trong những cơ hội để các bên liên quan trong ngành nuôi trồng thủy sản có thể gặp gỡ, giao lưu, học hỏi và tìm hiểu về hệ thống lọc tuần hoàn là tham gia triển lãm Aquaculture Vietnam 2024.
Đây là triển lãm quốc tế chuyên ngành thủy sản tại Việt Nam, tại đây sẽ giới thiệu các thiết bị, dịch vụ, giải pháp và xu hướng mới nhất trong ngành nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là hệ thống lọc tuần hoàn. Bên cạnh đó, triển lãm cũng sẽ tổ chức các hội thảo kỹ thuật, các buổi trình diễn và các hoạt động bên lề khác để tăng cường kiến thức, kinh nghiệm và mối quan hệ giữa các đơn vị tham gia.
Aquaculture Vietnam 2024: Nâng tầm ngành nuôi trồng thủy sản
Aquaculture Vietnam 2024 sẽ diễn ra từ ngày 9 đến 11 tháng 10 năm 2024 tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC), thành phố Hồ Chí Minh. Đây là sự kiện quan trọng dành cho ngành nuôi trồng thủy sản, cung cấp cơ hội tiếp cận toàn diện với mọi khía cạnh của chuỗi giá trị từ nuôi trồng, đánh bắt đến chế biến.
Triển lãm sẽ có hơn 100 gian hàng của các công ty trong và ngoài nước, giới thiệu các sản phẩm, thiết bị, dịch vụ và giải pháp tiên tiến cho ngành nuôi trồng thủy sản. Hội thảo kỹ thuật sẽ thu hút sự tham gia của các chuyên gia, hiệp hội,… để chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và giá trị của ngành này thông qua nhiều góc nhìn khác nhau.
Sự kiện cũng sẽ cập nhật những xu hướng, thách thức và cơ hội mới trong ngành nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam và trên toàn thế giới, đặc biệt là về công nghệ chăn nuôi thủy sản và phát triển bền vững. Chương trình Match & Meet sẽ hỗ trợ kết nối trực tiếp giữa các nhà cung cấp và người mua tiềm năng trong ngành.
Đây cũng là cơ hội quan trọng để gặp gỡ các nhà đầu tư, đối tác, khách hàng và nhà cung cấp, mở rộng mạng lưới kinh doanh và nâng cao hình ảnh thương hiệu. Ngoài ra, sự kiện còn hỗ trợ phương tiện di chuyển và hướng dẫn tham quan cho các hộ nuôi trồng thủy sản từ nhiều tỉnh thành Việt Nam và Campuchia.
Đăng ký ngay để có vị trí đẹp nhất trong triển lãm!
Đăng ký tham quan: https://ers-vn.informa-info.com/vsv24
Đăng ký trưng bày: https://www.aquafisheriesexpo.com/dat-gian-hang/
————————–
Box thông tin:
- Đặt Gian Hàng: Ms. Sophie Nguyen – [email protected]
- Hỗ Trợ Tham Quan: Ms. Phuong – [email protected]
- Hỗ Trợ Truyền Thông & Marketing: Ms. Anita Pham – [email protected]